Lịch sử Nhà nước Campuchia

Đến năm 1989, Việt Nam tuyên bố rút quân khỏi Campuchia. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia quyết định đổi tên thành Nhà nước Campuchia (còn gọi là Quốc gia Campuchia), mở đầu quá trình đàm phán hòa bình nhằm hòa hợp các phe phái ở Campuchia. Năm 1990, theo sự đổi mới ở Việt Nam, chính quyền cho phép tư nhân kinh doanh trong nền kinh tế, đồng thời chính phủ cũng tích cực phục hồi đạo Phật.

Sau khi Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia, khả năng chấm dứt sự phong tỏa của phương Tây, ASEAN, Trung Quốc xuất hiện. Sau khi trải qua nhiều thương lượng ngoại giao với ÚcIndonesia đóng vai trò chủ chốt với 20 quốc gia họp tại Paris, Pháp tháng 10 năm 1991. Hội nghị này đã thuyết phục chính phủ Nhà nước Campuchia và ba phe phái đối lập thành lập một chính quyền liên minh chờ bầu cử quốc gia dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc

Cuộc tổng tuyển cử tháng 5 năm 1993 do Liên Hợp Quốc tổ chức, gần 90% cử tri đăng ký đi bầu với kết quả Đảng Nhân dân Campuchia có 51 ghế, Đảng Funcinpec có 58 ghế, Đảng Dân chủ Tự do Phật giáo (BLDP) có 10 ghế.

Hai tháng sau bầu cử, một chính quyền liên hiệp lâm thời được thành lập, đến tháng 9 năm 1993, quốc hội đã công nhận Sihanouk làm vua của Campuchia, đổi tên nước thành Vương quốc Campuchia, đứng đầu chính phủ liên hiệp là hoàng thân Norodom Ranariddh (đảng FUNCINPEC) làm thủ tướng thứ nhất và Hun Sen (đảng CPP) làm đồng thủ tướng thứ hai